Đăng ký gia nhập chi hội thông tin thư viện các trường đại học cao đẳng trung du miền núi phía bắc
Hướng dẫn tìm tài liệu
Tìm tin theo chủ đề

Trang chủ

Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài


Thứ hai, 4/27/2020, 9:13:11 AM

Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài. Để được liên kết tổ chức đào tạo với các tổ chức đào tạo nước ngoài cần phải có điều kiện gì?

Liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế được Bộ GD-ĐT xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đổi mới, phát triển giáo dục đại học Việt Nam. Để các chương trình đạt được hiệu quả, bộ đã đưa ra nhiều quy định, hành lang pháp lý để các quản lý các chương trình. Đặc biệt, các cơ sở, doanh nghiệp hoặc trung tâm đào tạo muốn thực hiện các chương trình hợp tác và liên kết đào tạo nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy và đối tượng tuyển sinh. Các điều kiện này được chính phủ quy định cụ thể tại mục 2 Chương 2 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm:

1. Về đội ngũ nhà giáo

Đội ngũ giảng viên phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và năng lực ngoại ngữ như sau:

- Thứ nhất, giáo dục nghề nghiệp:

Đối với liên kết đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương, giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) và liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc tương đương, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.

- Thứ hai, giáo dục đại học:

Đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng thì giảng viên ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ;

Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.

Giáo viên, giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị

Cơ sở vật chất, thiết bị được sử dụng trong hoạt động liên kết đào tạo nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 11 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, bao gồm:.

- Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giáo viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05 m2/sinh viên.

- Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

3. Về chương trình đào tạo, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy

- Thứ nhất, chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng.

- Thứ hai, quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình: Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong Đề án liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP phê duyệt.

- Thứ ba, ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.

4. Về đối tượng tuyển sinh

Điều 13 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện  sau đây:

- Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

- Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

- Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện nêu trên.

- Trình độ ngoại ngữ:

Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.

- Ngoài ra, căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp thí sinh đạt trình độ B1 và B2 như đã nói ở trên.

 

                                                                                                                    

Các tin khác

Tài liệu điện tử mới

Sơ lược về quá trình chuyển hóa mật mã hậu lượng tử

Sơ lược về quá trình chuyển hóa mật mã hậu lượng tử

Tác giả: Dương Thị Mây;Đỗ Thị Bắc;Nguyễn Thị Mây

NXB: Tạp chí Khoa học và công nghẹ

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Tác giả: Đỗ Thị Bắc

NXB: Tạp chí Khoa học Công nghệ

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Tác giả: Đỗ Thị Bắc

NXB: Tạp chí Khoa học Công nghệ

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Tác giả: Đỗ Thị Bắc

NXB: Tạp chí Khoa học Công nghệ

Nghiên cứu giải pháp bảo mật dựa trên các dòng lệnh dư thừa trong mã nguồn

Nghiên cứu giải pháp bảo mật dựa trên các dòng lệnh dư thừa trong mã nguồn

Tác giả: Tạ Minh Thanh;Nguyễn Hiếu Minh;Đỗ Thị Bắc

NXB:

Chọn tạo giống cây trồng

Chọn tạo giống cây trồng

Tác giả: Trần Trung Kiên;Nguyễn Xuân Thắng;Nguyễn Thị Thu Hằng;Lê Quý Tường;Nguyễn Quang Tin

NXB: Nxb Đại học Thái Nguyên

Quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Tác giả: Dương Văn Ba

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Tác giả: Bế Đức Thông

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Tác giả: Nguyễn Đình Sáng

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Quản lý tài chính tại Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên

Quản lý tài chính tại Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên

Tác giả: Nguyễn Bá Chính

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Tính Cohen-Macaulay suy rộng dãy của một dãy các vành thương

Tính Cohen-Macaulay suy rộng dãy của một dãy các vành thương

Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn

NXB: Đại học Sư phạm

Một số tập IĐêan nguyên tố qua chuyển phẳng và tính chất Going-up

Một số tập IĐêan nguyên tố qua chuyển phẳng và tính chất Going-up

Tác giả: Ngô Đình Đức

NXB: Đại học Sư phạm

Nghiệm nguyên của dãy bất phương trình phân rã

Nghiệm nguyên của dãy bất phương trình phân rã

Tác giả: Nghiêm Thị Thu Hiền

NXB: Đại học Sư phạm

Nghiên cứu giải pháp sạc nhanh dựa trên ước lượng trạng thái pin lithium-ion

Nghiên cứu giải pháp sạc nhanh dựa trên ước lượng trạng thái pin lithium-ion

Tác giả: Lương Thùy Anh

NXB: Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Về lý thuyết nevanlinna cho hình vành khuyên và vấn đề duy nhất

Về lý thuyết nevanlinna cho hình vành khuyên và vấn đề duy nhất

Tác giả: Leuanglith Vilaisavanh

NXB: Đại học Sư phạm

Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật

Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật

Tác giả: Lê Thị Nga

NXB: Đại học Khoa học