Đăng ký gia nhập chi hội thông tin thư viện các trường đại học cao đẳng trung du miền núi phía bắc
Hướng dẫn tìm tài liệu
Tìm tin theo chủ đề

Trang chủ >>Tin tức>>Tin giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý nhiệm vụ năm học mới với giáo dục đại học


Thứ ba, 9/13/2022, 9:03:53 AM

GD&TĐ -  Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đưa ra những lưu ý trong triển khai nhiệm vụ giáo dục đại học (ĐH) năm học 2022-2023 tại hội nghị chiều 12/9.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Đây là Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục ĐH với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Hoàng Minh Sơn.

Nỗ lực vượt khó, gặt hái kết quả đáng khích lệ

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá: Trong năm học vừa qua, dù ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, hệ thống giáo dục ĐH cả công và tư đã hết sức nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn để triển khai đổi mới một cách toàn diện, bảo đảm các hoạt động chuyên môn và gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.

Nhìn trong toàn hệ thống, trong năm qua, đã có sự gia tăng đáng kể về cơ cấu đào tạo, số ngành nghề, phát triển thêm một số trường ĐH, chương trình đào tạo…, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng đa dạng của đất nước.

Trong 3 năm triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (Luật 34 - có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019), thì có đến 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, Bộ trưởng nhận định, các cơ sở giáo dục ĐH chủ động hơn, năng động hơn, đúng theo tinh thần triển khai Luật 34 về tự chủ ĐH. Hội nghị tự chủ ĐH năm 2022 được tổ chức ngày 4/8 vừa qua đã khẳng định triển khai tự chủ ĐH đang đi đúng hướng và thu được những kết quả quan trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Kết quả của giáo dục ĐH trong năm học vừa qua cũng được Bộ trưởng ghi nhận với chỉ số xếp hạng của cơ sở giáo dục ĐH trên các bảng xếp hạng quốc tế, khu vực khác nhau, một số giữ vững, một số gia tăng. Nhìn từ góc độ chất lượng thông qua kiểm định trong nước và quốc tế, qua thanh kiểm tra và đánh giá nhà tuyển dụng,…, có thể thấy hoạt động ĐH ngày càng đi vào thực chất, thực lực, trong cả đào tạo và nghiên cứu khoa học. “Điều đó rất đáng mừng” - Bộ trưởng chia sẻ.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cơ sở giáo dục ĐH từ hệ thống quản lý đến các nhà khoa học, nhà giáo tham gia vào quá trình đổi mới, gia tăng chất lượng hệ thống.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ trưởng đồng thời cho rằng, thách thức của việc hoàn thiện tự chủ ĐH còn đặt ra khá nhiều, do hệ thống của chúng ta đa dạng, điều kiện triển khai cũng như những yếu tố khác còn đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống giáo dục ĐH.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Lưu ý một số nhóm công việc quan trọng

Triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, trong Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học cũng đã có nội dung về giáo dục ĐH. Chia sẻ điều này, Bộ trưởng lưu ý thêm một số nội dung liên quan đến nâng cao năng lực thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục ĐH; các điều bảo đảm chất lượng; nhóm công việc liên quan đến tuyển sinh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; về quản lý chất lượng và kiểm định; học phí; hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; triển khai Nghị định 116 trong đặt hàng đào tạo giáo viên; vấn đề quy hoạch mạng lưới…

Nhấn mạnh đầu tiên đến việc thực thi pháp luật trong triển khai hoạt động tại các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ trưởng yêu cầu các trường tiếp tục lưu ý, trong lộ trình triển khai tự chủ ĐH theo chiều sâu của giai đoạn tự chủ mới, cần rà soát, xây dựng, ban hành hệ thống các quy chế, văn bản nội bộ của đơn vị sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Kiện toàn công tác thanh tra, pháp chế và tăng cường năng lực cho cán bộ thanh tra, pháp chế tại cơ sở. Bộ trưởng nhấn mạnh: Gia tăng năng lực quản trị ĐH thực chất là gia tăng năng lực thực hiện quyền tự chủ trong các cơ sở giáo dục ĐH.

Về tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ trưởng nhắc đến yếu tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân lực khoa học… đáp ứng chuẩn của trường ĐH. Riêng vấn đề nhân lực, có nhiều giải pháp, trong đó cần thực hiện tốt Đề án 89 "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030" và một số chương trình khác liên quan; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực. Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục phát triển chất lượng trong giáo dục ĐH.

Với hệ thống cơ sở vật chất, đưa nhận định, hiện nay kể cả các cơ sở giáo dục ĐH công và tư của chúng ta hầu như đều trong tình trạng còn thiếu thốn, Bộ trưởng khuyến khích tận dụng mọi nguồn lực để phát triển hệ thống cơ sở vật chất; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa với giáo dục ĐH. Với hệ thống trường công còn rất cần lưu ý đến tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công; trong đó nhấn mạnh vai trò người đứng đầu cơ sở giáo dục ĐH trong triển khai. Tinh thần là “chắt chiu từng phần nhỏ các nguồn lực tài chính đầu tư để có được sự cải thiện về cơ sở vật chất”.

Nhóm công việc liên quan đến tuyển sinh, Bộ trưởng lưu ý, ngoài triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh năm 2022, cần khẩn trương có văn bản hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH công bố dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025. Liên quan đến vấn đề này, Bộ GD&ĐT cũng đang tích cực hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT cho năm 2025.

Về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tăng cường kết nối toàn bộ hệ thống, từ hạ tầng dữ liệu đến phương diện quản trị, hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học, kiểm tra - đánh giá. Trong đó, phía Lãnh đạo Bộ, Cục Quản lý chất lượng, Vụ Giáo dục ĐH sẽ tăng cường sử dụng cơ sở dữ liệu, làm sao giảm thiểu việc phải báo cáo của các đơn vị; cũng như thông qua quản lý dữ liệu là một công cụ để quản lý nhà nước với các cơ sở, có cảnh báo sớm, phán đoán các diễn biến… Về phần các cơ sở giáo dục ĐH, khi được yêu cầu cập nhật về dữ liệu thì cần thực hiện một cách nghiêm túc.

Trước vấn đề được nhiều cơ sở rất quan tâm là học phí, Bộ trưởng thông tin, quan điểm của Chính phủ là: Nghị định 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Bộ GD&ĐT trình một vài phương án, nhưng khả năng cao chủ trương của Chính phủ là giữ ổn định mức học phí như năm 2021. Tinh thần chỉ đạo là hệ thống giáo dục cần chia sẻ với người dân và xã hội trong tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Bộ trưởng chia sẻ thông tin này, như một “dự lệnh” để cơ sở giáo dục ĐH chuẩn bị trước tinh thần, bởi không tăng học phí có thể khiến cơ sở giáo dục ĐH công lập gặp khó khăn.

Năm học 2022-2023, khó khăn, thách thức còn nhiều ở phía trước, nhưng Bộ trưởng tin tưởng, với tinh thần lường trước khó khăn, sự sáng tạo, năng động và quyết tâm của các cơ sở giáo dục ĐH, và trên cơ sở kết quả đạt được trong những năm vừa qua, các trường sẽ sẵn sàng ứng phó, vượt qua để giữ được đà phát triển của giáo dục ĐH trong năm học mới.

Tại hội nghị, ý kiến các cơ sở giáo dục đều thống nhất với báo cáo của Bộ GD&ĐT về kết quả năm học 2021-2022 và đề xuất triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học. Các ý kiến cũng tập trung trao đổi, đề xuất liên quan đến công tác tuyển sinh, học phí, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, hoạt động khoa học công nghệ trong trường đại học… Đại diện các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT đã giải đáp những vướng mắc, đề xuất từ cơ sở. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng đã có những chỉ đạo cụ thể liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
Các tin khác

Tài liệu điện tử mới

Sơ lược về quá trình chuyển hóa mật mã hậu lượng tử

Sơ lược về quá trình chuyển hóa mật mã hậu lượng tử

Tác giả: Dương Thị Mây;Đỗ Thị Bắc;Nguyễn Thị Mây

NXB: Tạp chí Khoa học và công nghẹ

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Tác giả: Đỗ Thị Bắc

NXB: Tạp chí Khoa học Công nghệ

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Tác giả: Đỗ Thị Bắc

NXB: Tạp chí Khoa học Công nghệ

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Họ thuật toán mật mã khối mới cho các mạng tryền dữ liệu thời gian thực

Tác giả: Đỗ Thị Bắc

NXB: Tạp chí Khoa học Công nghệ

Nghiên cứu giải pháp bảo mật dựa trên các dòng lệnh dư thừa trong mã nguồn

Nghiên cứu giải pháp bảo mật dựa trên các dòng lệnh dư thừa trong mã nguồn

Tác giả: Tạ Minh Thanh;Nguyễn Hiếu Minh;Đỗ Thị Bắc

NXB:

Chọn tạo giống cây trồng

Chọn tạo giống cây trồng

Tác giả: Trần Trung Kiên;Nguyễn Xuân Thắng;Nguyễn Thị Thu Hằng;Lê Quý Tường;Nguyễn Quang Tin

NXB: Nxb Đại học Thái Nguyên

Quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Tác giả: Dương Văn Ba

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Tác giả: Bế Đức Thông

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Tác giả: Nguyễn Đình Sáng

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Quản lý tài chính tại Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên

Quản lý tài chính tại Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên

Tác giả: Nguyễn Bá Chính

NXB: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Tính Cohen-Macaulay suy rộng dãy của một dãy các vành thương

Tính Cohen-Macaulay suy rộng dãy của một dãy các vành thương

Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn

NXB: Đại học Sư phạm

Một số tập IĐêan nguyên tố qua chuyển phẳng và tính chất Going-up

Một số tập IĐêan nguyên tố qua chuyển phẳng và tính chất Going-up

Tác giả: Ngô Đình Đức

NXB: Đại học Sư phạm

Nghiệm nguyên của dãy bất phương trình phân rã

Nghiệm nguyên của dãy bất phương trình phân rã

Tác giả: Nghiêm Thị Thu Hiền

NXB: Đại học Sư phạm

Nghiên cứu giải pháp sạc nhanh dựa trên ước lượng trạng thái pin lithium-ion

Nghiên cứu giải pháp sạc nhanh dựa trên ước lượng trạng thái pin lithium-ion

Tác giả: Lương Thùy Anh

NXB: Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Về lý thuyết nevanlinna cho hình vành khuyên và vấn đề duy nhất

Về lý thuyết nevanlinna cho hình vành khuyên và vấn đề duy nhất

Tác giả: Leuanglith Vilaisavanh

NXB: Đại học Sư phạm

Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật

Cảm thức hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật

Tác giả: Lê Thị Nga

NXB: Đại học Khoa học